ĐỊNH NGHĨA VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỒ ĐỊNH VỊ

Published by admin on

Định nghĩa đồ định vị

Quy trình định vị là sự xác định vị trí chính xác tương đối của chi tiết so với dụng cụ cắt trước khi gia công cơ khí

Yêu cầu đối với đồ định vị

Khi định vị chi tiết trên đồ giá, người ta dùng các chi tiết hay các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt dùng làm chuẩn của chi tiết, nhằm đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa bề mặt gia công của chi tiết với dụng cụ cắt.

Các chi tiết và bộ phận đó được gọi là đồ định vị (cơ cấu định vị, chi tiết định vị).

Sử dụng hợp lý cơ cấu định vị sẽ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực vì có thể xác định chính xác vị trí của chi tiết một cách nhanh chóng, giảm được thời gian phụ và nâng cao năng suất lao động.

Định nghĩa và yêu cầu đối với đồ định vị

Để đảm bảo được chức năng đó, cơ cấu định vị phải thỏa mãn những yêu cầu chủ yếu sau đây:

1. Cơ cấu định vị cần phải phù hợp với bề mặt dùng làm chuẩn định vị của chi tiết gia công về mặt hình dáng và kích thước.

2. Cơ cấu định vị cần phải đảmn bảo độ chính xác lâu dài về kích thước và vị trí tương quan.

3. Cơ cấu định vị chi tiết có tính chống mài mòn cao, đảm bảo tuổi thọ qua nhiều lần gá đặt. Độ mòn của bề mặt làm việc cơ cấu định vị được tính như sau:

u=ß√N

Trong đó:

  • u – Độ mòn (µm)
  • ß – Hệ số phụ thuộc vào vật liệu và tính chất tiếp xúc được xác định bằng thực nghiệm. Thường, hệ số ß nằm trong khoảng 0,2÷0.4
  • N – Số lần gá đặt phôi trên đồ định vị.

Vật liệu làm cơ cấu định vị, có thể sử dụng các loại thép 20X, 40X, Y7A, Y8A, thép 20X thấm C hoặc thép 45…

Nhiệt luyện đạt độ cứng 50÷60 HRC.

Độ nhám bề mặt làm việc Ra= 0.63÷0.25; cấp chính xác IT6÷IT7.

Tất cả các loại đồ định vị được tình bày trong phần này đã được tiêu chuẩn hóa. Các thông số hình học, độ chính xác, kích thước và chất lượng bề mặt đã được cho trong các sổ thay cơ khí, sổ tay công nghệ chế tạo máy, sổ tay thiết kế đồ giá. Bề mặt của chi tiết gia công được sử dụng làm chuẩn định vị thường gặp:

  • Chuẩn định vị là mặt phẳng
  • Chuẩn định vị là mặt trụ ngoài
  • Chuẩn định vị là mặt trụ trong
  • Chuẩn định vị kết hợp (hai lỗ tâm; một mặt phẳng và hai lỗ vuông góc với mặt phẳng đó; một mặt phảng và đột lỗ có đường tâm song song hoặc thẳng góc với mặt phẳng,…).

Tương ứng với các loại chuẩn nêu ở trên, ta cần xác định các cơ cấu định vị một các hợp lý.


0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *